Xe nâng có cần làm thủ tục đăng kiểm hay không?

Các loại xe nâng có cần làm thủ tục đăng kiểm hay không và quy trình hoàn tất thủ tục đăng kiểm diễn ra như thế nào? Mời bạn cùng TATA International Việt Nam tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Thủ tục đăng kiểm là gì?

Đăng kiểm có thể hiểu là thủ tục kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thuỷ, an toàn của người và hàng hóa ở trên các phương tiện đó. Thủ tục đăng kiểm là thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Quy định về đăng kiểm xe nâng nhập khẩu

Những quy định về việc đăng kiểm xe cơ giới (bao gồm cả xe nâng nhập khẩu) được BGTVT quy định trong Quyết định số 4381/2001/QĐ-BGTVT. Theo quyết định này thì tất cả phương tiện có sự di chuyển, lưu thông đường bộ thuộc lãnh thổ Việt Nam đều cần đăng ký thủ tục theo quy định của pháp luật.

Xe nâng đa năng JCB
Xe nâng đa năng JCB

Theo quyết định trên, xe nâng được chia thành 2 nhóm:

  • Xe nâng cần đăng ký, đăng kiểm hoạt động di chuyển, lưu thông trên đường. Các xe này hoạt động tại khu vực công cộng, công trình thường xuyên phải di chuyển trên đường phố.
  • Xe nâng chỉ hoạt động trong nhà máy, phân xưởng thì không cần đăng ký và đăng kiểm.

Theo đó, việc xe nâng có cần đăng kiểm hay không phụ thuộc vào môi trường mà xe nâng hoạt động.

Hồ sơ đăng kiểm xe nâng

Theo quy định tại Điều 4 – Thông tư 41/2011/TT-BGTVT, bạn cần chuẩn bị hồ sơ về đăng kiểm xe nâng với các loại giấy tờ như sau:

  1. Giấy đăng ký, đăng kiểm theo mẫu: 1 bản chính gồm 3 trang, ký đóng dấu vào chỗ người nhập khẩu, và đóng dấu giáp lai 2 trang đầu
  2. Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp
  3. Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu: 1 bản chính (theo mẫu)
  4. Chứng nhận chát lượng của nhà sản xuất (C/Q)
  5. Tài liệu kỹ thuật

Trường hợp là xe cũ, không có C/Q hay tài liệu kỹ thuật, thì bạn nên hỏi cán bộ đăng kiểm để được làm công văn trình bày. Sau khi kiểm tra thực tế sẽ trả sau cũng được.

Quy trình thủ tục đăng kiểm xe nâng

  • Bước 1: Làm hồ sơ như vừa nêu trên.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội kiểm tra chất lượng xe cơ giới – thuộc Chi cục đăng kiểm nào bạn thấy thuận tiện.
  • Bước 3: Cán bộ tiếp nhận sẽ xem hồ sơ. Nếu hồ sơ sai, hoặc thiếu, thì bạn bổ sung chỉnh sửa. Khi đã đầy đủ, hợp lệ, thì cán bộ sẽ hẹn bạn giờ quay lại lấy số đăng ký.
  • Bước 4: Nhận Giấy đăng ký đã được cấp số và có dấu xác nhận của Đăng kiểm, cùng Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu (để sau tính lệ phí đăng kiểm).
  • Bước 5: Bạn scan giấy đăng ký để truyền cùng tờ khai hải quan. Sau đó nộp giấy này cùng bộ hồ sơ hải quan. Khi cán bộ hải quan xem xong và đồng ý cho hàng về kho bảo quản thì bố trí kéo hàng về, và lấy tờ khai “tạm giải phóng”. Khi kéo hàng về kho (hoặc để hàng luôn tại bãi cảng, nếu không cần tạm giải phóng), cần khẩn trương lắp đặt chạy thử để xe sẵn sàng cho kiểm tra đăng kiểm. Đồng thời tìm vị trí và kiểm tra lại số khung số máy để đảm bảo tính chính xác.
Xe nâng đa năng JCB
Xe nâng đa năng JCB
  • Bước 6: Mời kiểm tra thực tế – bạn nộp cho cơ quan Đăng kiểm 1 bản chụp tờ khai hải quan và Giấy đăng ký thay đổi địa điểm thời gian kiểm tra (trang 3 Giấy đăng ký nêu trên). Khi Đội đăng kiểm phân cán bộ xong sẽ thông báo cho bạn qua điện thoại ngày giờ dự kiến, và số điện thoại cán bộ kiểm tra hiện trường. Tốt nhất là bên bạn thu xếp phương tiện đưa đón cán bộ cho nhanh, vì nếu để họ thu xếp đến địa điểm ở xa thì phải chờ bố trí mất khá lâu thời gian.
  • Bước 7: Khi cán bộ đăng kiểm đến kiểm tra hiện trường, bạn cần bố trí người có thể vận hành thử máy trơn tru, chỉ chỗ số khung số máy để chụp ảnh.
  • Bước 8: Chờ kết quả đăng kiểm (thường sau 7-10 ngày làm việc). Khi có kết quả, bạn đến nộp lệ phí và lấy kết quả (thường có 3 liên). Nộp kết quả, liên dùng để thông quan, cho hải quan để hoàn tất việc thông quan hàng hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *